Giáo hoàng Giáo_hoàng_Piô_XII

Cơ mật viện

Chữ ký không hề thay đổi của Piô XII[1]

Năm 1939, lúc châu Âu sắp bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), một cuộc bầu Giáo hoàng diễn ra. Lần bầu cử này, một nhân vật rất được tín nhiệm và tin tưởng với các Hồng y: Hồng y Eugenio Pacelli lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1929 dưới thời Piô XI và trước đây từng là Sứ thần Tòa Thánh tại Đức. Mặt khác khi Giáo hoàng Piô XI qua đời đã để thoát ra vài câu cho thấy việc chỉ định ông làm người kế vị mình nên chỉ không đầy 26 giờ đồng hồ mật nghị đã có kết quả.

Chỉ sau 2 ngày, qua 2 lần bỏ phiếu 63 vị Hồng y đã chọn Hồng y Pacelli làm Giáo hoàng Piô XII. Thực ra, Piô XII đã được 2/3 số phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ 2 nhưng ông yêu cầu bỏ phiếu lại để xác nhận. Ông đắc cử vào đúng ngày sinh nhật của mình.

Thực ra thì nhiều hồng y Ý thích hồng y Dalla Costa, tổng Giám mục Florentia hơn. Nhưng Pacelli đã được chọn làm Giáo hoàng phần lớn là vì tài ngoại giao và sự thánh thiện của ông. Cả hai đức tính này vô cùng cần thiết khi thế giới đứng trước cuộc chiến do Adolf Hitler và chế độ quốc xã khởi xướng một ít lâu sau khi Piô XII lên ngôi Giáo hoàng. Đây là mật nghị ngắn nhất trong lịch sử các cuộc mật nghị bầu Giáo hoàng.

Giáo hoàng Piô XII lên trị vì tháng 3/1939. Ông lấy tông hiệu là Piô XII để cho có sự liên tục với triều Giáo hoàng trước. Ông bổ nhiệm hồng y Maglione cựu khâm sứ ở Paris (thủ đô nước Pháp) làm tổng trưởng ngoại giao. Điều đáng chú ý là Piô XII là vị tổng trưởng ngoại giao đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng từ Clêmentê, năm 1667.

Các xứ truyền giáo

Vào lễ Chúa Ki-tô vua năm 1939, ông đã cùng một lúc tấn phong 12 Giám mục thừa sai, trong đó có hai vị Giám mục da đen tiên khởi người Ouganđa và Malgache. Thời điểm này, 48 địa phận đã được trao cho các Giám mục bản quốc[2].

Ngày 3 tháng 12 năm 1939 ông ra huấn dụ Plane compertum est nói về lễ nghi Trung Hoa đối với Khổng Tử và Tổ tiên. Huấn dụ này bãi bỏ việc các Giáo hoàng Clêmentê XIBiển Đức XIV buộc các thừa sai phải tuyên thệ về lễ nghi Trung Hoa.

Như vậy đã xóa bỏ đi được tất cả những tàn tích của một cuộc tranh luận từng gây nên những thiệt hại cho đạo Công giáo Á Đông. Một sắc lệnh khác ngày 9 tháng 4 năm 1940 cũng bãi bỏ luôn việc tuyên thệ về lễ nghi Malabar bên Ấn Độ.